Trên tay AirTag: tìm rất chính xác
- Cập nhật : 05-05-2021 13:13:21
- Đã xem: 570
Cảm nhận ban đầu của mình về AirTag là nó định vị rất chính xác và hoàn hảo, dĩ nhiên điều kiện là phải dùng iPhone có chip U1 (từ iPhone 11 trở đi). Cả âm thanh, hình ảnh và rung phản hồi sẽ kết hợp để giúp chúng ta tìm thiết bị nào đó bị thất lạc nhanh và chính xác tới từng centimet.
Thiết kế
AirTag có hình tròn đường kính khoảng 3cm và dày khoảng 6mm, mình kỳ vọng nó rất mỏng nhưng thực tế nó khá dày, ngang với chiếc iPhone 12 mini của mình. Mặt trên là nhựa bóng và mặt dưới là crom bóng luôn, nếu chà xát cả hai mặt này với bề mặt bàn hay chìa khóa… nhiều thì chắc chắn sẽ nhanh xước.
Khi mua thì sẽ có một seal nilon bọc cái AirTag, đồng thời cũng ngăn viên pin không cho kết nối với AirTag, khi tháo seal này ra thì AirTag mới được khởi động.
Giống AirPods thôi, tức là để gần iPhone mà không phải làm gì, cửa sổ sẽ hiện lên yêu cầu kết nối hai thiết bị. Trong quá trình kết nối, chúng ta có thể đặt tên cho AirTag, gắn nó lên đâu: có thể là balo, túi xách, chìa khóa, áo… Quá trình kết nối này diễn ra nhanh và đơn giản.
Để sử dụng, chúng ta mở app Find My trên iPhone, qua mục thiết bịu (Items) là thấy AirTag xuất hiện trên bản đồ liền. Từ đây, chúng ta có thể phát âm thanh, tìm, bật chế độ thất lạc hay gửi thông báo khi tìm thấy thiết bị.
Âm thanh mà AirTag phát ra khá lớn, mình nghĩ trong một căn phòng không bật nhạc quá to hay quá ồn thì sẽ dễ dàng nghe được âm thanh này, ngay cả khi AirTag đặt dưới hay bên trong đồ vật nào đó. Mình có đo thử khi AirTag ở gần Apple Watch thì âm thanh đạt đỉnh sẽ là khoảng 96dB. Âm thanh này có tiếng kêu ở dải âm cao (giống kiểu chúng ta hét lên hay chim hót) và như vậy thì khả năng nghe được sẽ nhiều hơn.
Tìm chính xác là cụm từ mô tả đúng nhất khả năng tìm kiếm của AirTag với iPhone có chip Ultra Wideband. Về cơ bản thì con chip này sẽ phát ra sóng radio liên tục và dựa vào tín hiệu phản hồi lại sẽ định vị đồ vật một cách chính xác nhất (mình nghĩ nó giống như cách con dơi nó định vị đường đi hay tránh vật cản khi bay).
Kết nối
Giống AirPods thôi, tức là để gần iPhone mà không phải làm gì, cửa sổ sẽ hiện lên yêu cầu kết nối hai thiết bị. Trong quá trình kết nối, chúng ta có thể đặt tên cho AirTag, gắn nó lên đâu: có thể là balo, túi xách, chìa khóa, áo… Quá trình kết nối này diễn ra nhanh và đơn giản.
Sử dụng
Để sử dụng, chúng ta mở app Find My trên iPhone, qua mục thiết bịu (Items) là thấy AirTag xuất hiện trên bản đồ liền. Từ đây, chúng ta có thể phát âm thanh, tìm, bật chế độ thất lạc hay gửi thông báo khi tìm thấy thiết bị.
Âm thanh mà AirTag phát ra khá lớn, mình nghĩ trong một căn phòng không bật nhạc quá to hay quá ồn thì sẽ dễ dàng nghe được âm thanh này, ngay cả khi AirTag đặt dưới hay bên trong đồ vật nào đó. Mình có đo thử khi AirTag ở gần Apple Watch thì âm thanh đạt đỉnh sẽ là khoảng 96dB. Âm thanh này có tiếng kêu ở dải âm cao (giống kiểu chúng ta hét lên hay chim hót) và như vậy thì khả năng nghe được sẽ nhiều hơn.
Tìm chính xác
Tìm chính xác là cụm từ mô tả đúng nhất khả năng tìm kiếm của AirTag với iPhone có chip Ultra Wideband. Về cơ bản thì con chip này sẽ phát ra sóng radio liên tục và dựa vào tín hiệu phản hồi lại sẽ định vị đồ vật một cách chính xác nhất (mình nghĩ nó giống như cách con dơi nó định vị đường đi hay tránh vật cản khi bay).
Khi ở trong tầm với, mình có thử ở khoảng cách nó có thể nhận thấy nhau là khoảng 6 mét (cái này sẽ thử nhiều hơn) thì iPhone sẽ hướng cho chúng ta tới AirTag bằng cả hình ảnh và rung. Nếu đúng hướng tới AirTag thì màn hình sẽ màu xanh còn sai hướng thì nó yêu cầu chúng ta quay qua trái/phải để định hướng. Khi chúng ta càng di chuyển tới gần AirTag thì đâu đó cỡ 1 mét, iPhone bắt đầu rung liên tục và rung nhẹ, càng tới gần hơn thì nó rung mạnh hơn và vẫn rung liên tục. Tới khi gần sát nhau thì iPhone sẽ ngừng rung và hiển thị nội dung ở đây.
Về cơ bản là vậy, mình sẽ tiếp tục thử tìm AirTag khi nó bị thất lạc ở một nơi xa hơn cũng như dùng AirTag với iPhone không có chip U1 xem như nào. Mình mua cái này với giá 900k.